Đám đông ngã đổ Sự cố đám đông chèn ép

Đám đông ngã xuống theo cơ chế tương tự hiệu ứng domino[11]

Sự ngã đổ của đám đông xảy ra khi một đám đông quá dày đặc đến mức mỗi cá nhân luôn phải va chạm vào những người khác xung quanh và bị những người xung quanh tác động. Điều này có thể xảy ra cho dù đám đông đang di chuyển hay đứng yên. Nếu một người sau đó bị ngã xuống, một khoảng trống sẽ xuất hiện và sự dựa vào lẫn nhau cho những người xung quanh sẽ mất đi, trong khi áp lực từ những người ở xa hơn vẫn còn, khiến mọi người rơi vào khoảng trống đó. Quá trình này sau đó tiếp tục lặp lại, tạo ra một khoảng trống lớn hơn, và sẽ tiến triển cho đến khi áp lực giảm bớt: trong khi đó những người bị ngã có nguy cơ bị đè bẹp bởi sức nặng của các cơ thể người khác đè lên, hoặc bị giẫm đạp khi đám đông quét qua họ.[12] Một ví dụ về sự ngã đổ liên hoàn của đám đông là vụ giẫm đạp Mina năm 2015 ở Mecca, Ả Rập Saudi trong lễ Hajj,[13] nơi hơn 2.400 người được báo cáo là đã chết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự cố đám đông chèn ép http://www.smh.com.au/world/new-years-eve-stampede... http://www.chinadaily.com.cn/world/2006-09/13/cont... http://www.bbc.com/future/story/20180312-the-secre... http://www.slate.com/id/2209135/ http://www.startribune.com/thousands-prepare-to-bu... http://www.sunderlandecho.com/daily/Children39s-de... http://www.theguardian.com/world/2015/oct/03/hajj-... http://soviethistory.msu.edu/1954-2/succession-to-... http://www.ilfattoquotidiano.it/2017/06/16/torino-... //www.worldcat.org/issn/0362-4331